Mẫu xe sở hữu vẻ ngoài sang trọng bậc nhất 500E W124 có một lịch sử cực kỳ thú vị. Thoáng qua, rất khó để có thể tìm ra điểm khác biệt giữa nó với hàng loạt các mẫu xe khác thuộc Series 124. Thiết kế kinh điển này chỉ có sự thay đổi nhẹ ở phần thân xe thấp hơn và một tấm cản trước đã tinh chỉnh được trang bị thêm đèn sương mù nhằm gia tăng tầm nhìn cho người lái trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
![]() |
Xe thực sự mạnh mẽ với động cơ V8 5.0 lít, cho công suất ấn tượng 321 mã lực, cầm lái 500E W124 trên đường thẳng thực sự là một trải nghiệm không thể tuyệt hơn với khả năng tăng tốc từ 0 đến 100km/h chỉ trong vỏn vẹn 6.1 giây. Cho đến nay, mẫu 500E mới nhất cho công suất 408 mã lực, khả năng tăng tốc đến 100km/h chỉ mất 4.9 giây. So với "bố già" W124 của 25 năm về trước, sự chênh lệch giữa các con số quả thực là không đáng kể.
![]() |
Cả động cơ và hộp số tự động 4 cấp của W124 đều là sự kế thừa từ mẫu 500SL, nhưng nhờ có đường dẫn bơm xăng linh hoạt và hệ thống phun điện tử Bosch LH-Jetronic, 500E đạt tốc độ tối đa lên đến 250km/h (155m/ph).
![]() |
Trong khoảng 5 năm (1990-1995), chỉ có 10.479 chiếc xe được sản xuất (bao gồm cả mẫu E60 AMG). Đến năm 1993, hãng giới thiệu phiên bản facelift dưới tên gọi E-Class, kể từ đó, E500 trở thành tên gọi chính thức của dòng xe này, thay cho việc đặt số trước ký tự chữ 500E như trước đây.
![]() |
Vấn đề thúc đẩy phong trào khởi nghiệp tại Việt Nam, hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp là một nội dung được tập trung trao đổi, thảo luận tại buổi làm việc giữa một số đơn vị chức năng của Bộ TT&TT với Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam, do Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn chủ trì ngày 27/5/2016.
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng khẳng định, cần đẩy mạnh các ứng dụng startup, phong trào khởi nghiệp hướng tới Internet of Things - không chỉ con người mà vạn vật đều sẽ kết nối qua nền tảng Internet để sẵn sàng cho thế giới phẳng. Phát triển các ứng dụng kết nối với các lĩnh vực gần gũi, căn bản như giáo dục, y tế... Trước đó, quan điểm này cũng đã được Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nhấn mạnh trong phát biểu với cộng đồng doanh nghiệp CNTT tại lễ trao Danh hiệu Sao Khuê 2016 vào ngày 23/4 vừa qua.
Chia sẻ tại buổi làm việc này, ông Bùi Quang Ngọc, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc FPT cho biết, năm 2016 đã được chọn là năm quốc gia khởi nghiệp và thực sự là thanh niên Việt Nam được đánh giá rất cao về tinh thần khởi nghiệp. “Tuy nhiên, từ tinh thần để ra sản phẩm là một nấc. Có sản phẩm rồi, thương mại hóa được hay không lại là một nấc nữa. Để ra được sản phẩm cuối cùng, có tới mấy nấc”, ông Ngọc nói.
Khẳng định các doanh nghiệp nhỏ có thế mạnh trong lĩnh vực khởi nghiệp, vị CEO này cũng chia sẻ, đối với khởi nghiệp, các doanh nghiệp vừa và cả các doanh nghiệp lớn như FPT không mạnh. FPT đã chuyển sang hướng thành lập Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp. Hiện nay, mỗi năm FPT bỏ ra khoảng 2 triệu USD vào Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp, tham gia cùng các Quỹ khác thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp để sao cho có được sản phẩm mới và nấc cao hơn nữa là thương mại hóa được sản phẩm đó.
Cho rằng khởi nghiệp cũng là một loại thời cơ, ông Ngọc nhận định: “Ưu thế của Việt Nam là thanh niên đông và các em tiếp thu công nghệ rất nhanh, có nhiều ý tưởng. Nhưng những yếu tố này vẫn chưa đủ, mà còn cần phải làm sao để các em có tri thức về công nghệ, ngoại ngữ và cả về quản trị công ty. Đặc biệt, khi chúng ta tham gia vào nền kinh tế số của thế giới - một nền kinh tế không giới hạn biên giới, thì việc đào tạo ngoại ngữ và quản trị công ty, bên cạnh đào tạo công nghệ lại càng cần thiết”.
Riêng về công nghệ, theo ông Ngọc, hiện nay ngành GD&ĐT Việt Nam đang có những lạc hậu nhất định về chương trình, chưa cập nhật được kiến thức về những công nghệ mới nhất. Đào tạo vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Ông Ngọc cho hay: “Câu chuyện ở FPT là một ví dụ. Mỗi năm chúng tôi cần từ 3.000 - 4.000 lập trình viên nhưng không bao giờ tuyển đủ. Một trong những cản trở sự phát triển của FPT hiện nay chính là khó khăn về nguồn lực. Mặc dù cả nước có nhiều cơ sở đào tạo nhưng sau khi tuyển về, để đạt yêu cầu của doanh nghiệp cũng không phải dễ, bản thân FPT cũng đã phải đào tạo thêm rất nhiều”.
" alt=""/>CEO FPT Bùi Quang Ngọc: Startup cần được đào tạo về quản trị công tyTrong một cuộc phỏng vấn hôm 26/5, CEO Lenovo Yang Yuanqing thừa nhận công ty đã đánh giá thấp các khó khăn khi mua lại Motorola Mobility. Hơn 1 thập kỷ trước, Lenovo trở thành nhà sản xuất PC lớn nhất thế giới tính theo doanh số sau khi thôn tính mảng máy tính của IBM.
Sau khi báo cáo khoản lỗ đầu tiên sau 6 năm, ông Yang cho biết đang gặp phải một số thách thức. Kết quả kinh doanh yếu là do nhu cầu PC chậm lại và chi phí liên quan tới việc sáp nhập Motorola. Ông dự đoán lỗ trong mảng di động còn tiếp tục trong ngắn hạn nhưng bày tỏ sự lạc quan vào lợi nhuận tương lai.
Lenovo cho biết đã thu về nhiều bài học sau khi hoàn tất thương vụ mua Motorola và cũng áp dụng rất nhanh. Một điểm mới trong chiến lược là có hai Chủ tịch với hai chiến lược khác nhau cho Trung Quốc và phần còn lại của thế giới. Tại Trung Quốc, công ty tái tập trung quanh thương hiệu Zuk giá rẻ, còn tại Mỹ dựa vào danh mục sản phẩm cạnh tranh.
Như một phần trong chiến lược của mình, Lenovo sẽ ra mắt smartphone cao cấp tại Mỹ. Theo ông Yang, Lenovo đã lên kế hoạch trình làng 2 smartphone mới vào ngày 9/6, một mang thương hiệu Motorola và một dùng nền tảng Tango của Google.
" alt=""/>Lenovo: thương vụ mua Motorola “không đáp ứng kỳ vọng”